Bảo dưỡng, tẩy rửa nồi hơi

Khái niệm về lò hơi, nồi hơi

Trong các ngành công nghiệp sản xuất, thủy điện… nồi hơi, lò hơi là thiết bị không thể thiếu. Đó là các thiết bị sử dụng nhiên liệu để đun sôi nước, tạo thành hơi nước mang nhiệt để sử dụng cho các lĩnh vực như

Đối với các nhà máy công nghiệp có sử dụng nhiệt thì thiết bị nồi hơi làm nguồn cung cấp nhiệt và cung cấp hơi, dẫn nguồn nhiệt, nguồn hơi đến với các hệ thống máy móc cần sử dụng tới hơi, nhiệt.

Điều đặc biệt của nồi hơi (lò hơi) mà không thiết bị nào thay thế được là tạo ra nguồn năng lượng an toàn không gây cháy để vận hành các thiết bị hoặc động cơ ở nơi cần cấm lửa và cấm nguồn điện (như các kho xăng, dầu)

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nồi hơi khác nhau với áp suất vận hành và nhiệt độ nguồn hơi khác nhau để phù hợp với mục đích hoạt động, sản xuất của nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau.

Tại sao phải tẩy rửa lò hơi, nồi hơi

Nước sử dụng trong các thiết bị trao đổi nhiệt nếu không được xử lý triệt để lượng tổng cứng (làm mềm). Do các thành phần làm cứng nước là các Ion Ca2+; Mg2+ …chưa loại bỏ được triệt để, do vậy khi thiết bị hoạt động, vạn hành sẽ hình thành cáu cặn trên bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt, đường ống theo phản ứng như:

Ca2+ + CO32- = CaCO3 (kết tủa cặn)

Mg2+ + CO32- = MgCO3 (kết tủa cặn)

Như vậy, thành phần chính của cặn bám trên hệ thống đường ống là cặn CaCO3; MgCO3, và muối Silic…

Ngoài ra, cặn bám trên bề mặt thiết bị còn gồm các tạp chất, cặn bẩn chưa được lọc, loại bỏ triệt để trong nước và các Oxit do quá trình Oxy hóa bề mặt thiết bị khi tiếp xúc với môi trường nước và khi làm việc trong môi trường áp suất, nhiệt độ cao…

Cáu cặn hình thành trên bề mặt thiết bị sẽ gây tác hại rất lớn, có thể thống kê một số ảnh hưởng do cáu cặn gây nên như sau:

Gây ăn mòn trên bề mặt thiết bị, giảm tuổi thọ của thiết bị, không đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành và nếu vận hành có thể gây ra sự cố nguy hiểm về an toàn như: Nổ, thủng thiết bị…

Làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, giảm công suất, năng suất làm việc cảu thiết bị, do đó cũng đồng thời làm tăng, tiêu tốn thêm nhiên liệu, nguyên liệu, năng lượng phục vụ cho quá trình vận hành của thiết bị…..

Quy trình tẩy rửa lò hơi, nồi hơi

Lên phương án khảo sát tẩy rửa lò hơi

  • Để đảm bảo an toàn và hiệu suất làm việc cho thiết bị, tuổi thọ của thiết bị, chất lượng nước, dung dịch vận chuyển qua đường ống thì định kỳ ta phải bảo dưỡng tẩy cáu cặn.
  • Thời gian tẩy rửa lò hơi và lượng hóa chất dùng để tẩy nồi hơi  đối với mỗi thiết bị thường khác nhau và một số yếu tố sau:
  • Thời gian làm việc, thời gian hoạt động của thiết bị
  • Tổng cứng của nước cấp
  • Công suất làm việc thiết bị
  • Trước khi vệ sinh đường ống của nồi hơi phải tiến hành
  • Dừng cấp nước qua đường ống và xả hết nước trong nồi hơi – lò hơi ra để kiểm tra cáu cặn…
  • Khóa các van chặn, van xả đáy và các van dẫn đường nước..
  • Tháo Baloong, ống góp để kiểm tra lượng cáu cặn bám trên bề mặt của nồi hơi – lò hơi, để tính toán lượng hóa chất dùng trong việc tẩy cáu cặn là lên quá trình, sơ đồ tẩy cáu cặn chi tiết cho nồi hơi – lò hơi …
  • Chuẩn bị các đường bơm, đổ hóa chất vào nồi hơi – lò hơi để tẩy cáu cặn
  • Chuẩn bị các điểm, đường dẫn để tuần hoàn dung dịch hóa chất trong đường nồi hơi – lò hơi (nếu cần tuần hoàn…)
  • Chuẩn bị điểm, đường ống để trung hòa sau khi tẩy sạch cáu cặn
  • Chuẩn bị điểm xả, rút dung dịch hóa chất sau khi tẩy cáu cặn và trung hòa..

Tiến hành tẩy rửa lò hơi

  • Đóng tất cả các van, các đường xả, đường dẫn trên nồi hơi – lò hơi cần tẩy cáu cặn.
  • Kiểm tra độ kín khít của các gioăng (nếu có) đã kín chưa?
  • Bơm nước sạch vào đường ống với thể tích bằng 1/3 thể tích chứa nước của thiết bị
  • Bơm hóa chất ức chế chống ăn mòn kim loại và hóa chất làm xốp cáu cặn
  • Bơm vào nồi hoá chất tẩy cáu cặn theo định mức đã tính toán (Bơm ½ lượng hóa chất tẩy..)
  • Dừng bơm hóa chất và tiến hành bơm nước sạch vào nồi hơi – lò hơi cho đến mức ½ – ¾ thể tích chứa nước của đường ống thì dừng để tiếp tục bơm hóa chất tẩy cáu cặn vào nồi hơi – lò hơi
  • Bơm hết lượng hóa chất vào nồi hơi – lò hơi cần tẩy
  • Bơm nước sạch vào nồi hơi – lò hơi ( thường sau khi bơm hết hóa chất thì ta tiếp tục bơm nước sạch vào cho đầy ống thủy . (Mức dung dịch phải đầy trong nồi hơi – lò hơi …)

Dịch vụ bảo dưỡng, tẩy rửa lò hơi, nồi hơi

Là một lĩnh vực được rất nhiều các doanh nghiệp chú ý và quan tâm. Dịch vụ bảo dưỡng, tẩy rửa lò hơi, nồi hơi đảm bảo cho thiết bị ổn định phục vụ cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp cũng như hoạt động cung ứng của doanh nghiệp.